Hội thảo khoa học quốc gia: Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam
Sáng ngày 27/04/2021, Hội thảo cấp quốc gia với chủ đề: “Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam” được tổ chức tại Cơ sở B (279 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10, TP.HCM) do Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) phối hợp cùng Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức.
Những thay đổi trong môi trường tài chính quốc tế gần đây, cụ thể như các chính sách kinh tế mà chính phủ Mỹ sử dụng nhằm nỗ lực vực dậy nền kinh tế đang suy giảm trong đại dịch Covid-19; tham vọng vươn ra toàn cầu và quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc; những thay đổi trong xu hướng chuyển dịch của dòng vốn quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu; hay khả năng tái định vị các trung tâm tài chính quốc tế được cho là sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu trong những năm tới.
Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo, công nghệ Blockchain… đang đưa đến những thay đổi lớn chưa từng có trong lịch sử tài chính tiền tệ. Sự phát triển các đồng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương ở nhiều quốc gia và các tổ chức phi chính phủ, cùng với những biểu hiện về sự suy yếu của hệ thống tiền tệ toàn cầu hiện nay, có thể đe dọa sự chi phối của đồng đô la Mỹ trong các giao dịch tài chính, thương mại, đầu tư, và dự trữ quốc tế. Những thay đổi như thế có thể tạo ra các cơ hội lẫn thách thức rất lớn đối với Việt Nam.
Trước bối cảnh đó, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức Hội thảo “Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam”.
Tham dự hội thảo, về phía khách mời có sự hiện diện của các thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng: TS. Nguyễn Đức Kiên; TS. Trương Văn Phước; TS. Trần Du Lịch; các thành viên của Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia: GS.TS. Trần Ngọc Thơ; TS. Cấn Văn Lực…cùng sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế; Ông Nguyễn Thành Lợi – Phó Tổng Biên tập Báo Sài gòn giải phóng. Về phía UEH, có GS.TS. Sử Đình Thành – Hiệu trưởng, TS. Đinh Thị Thu Hồng – Trưởng Khoa Tài chính, PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo – Viện trưởng Viện Công nghệ Tài chính, TS. Lê Đạt Chí – Phó Trưởng khoa Tài chính, PGS.TS. Trần Thị Hải Lý – Phó Trưởng khoa Tài chính cùng các thầy/cô là lãnh đạo và giảng viên UEH.
Phát biểu mở đầu, GS.TS. Sử Đình Thành – Hiệu trưởng UEH chia sẻ: “Chương trình nhằm tạo kênh thông tin cho các diễn giả, khách mời, các nhà nghiên cứu cùng chia sẻ, thảo luận về các xu hướng, cơ hội, thách thức từ sự định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu, và Việt Nam cần có những chiến lược nào trước những thay đổi đó.”
GS.TS. Sử Đình Thành – Hiệu trưởng UEH phát biểu
Tại hội thảo, TS. Cấn Văn Lực – Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã trình bày tham luận: Xu hướng chủ đạo của hệ thống tài chính toàn cầu và giải pháp chiến lược đối với Việt Nam. Hệ thống tài chính toàn cầu giai đoạn 2021-2025 đang chứng kiến nhiều xu hướng chủ đạo, đặt ra nhiều cơ hội đan xen không ít nguy cơ, thách thức do những biến động phức tạp và khó lường của dịch Covid-19, sự vận động không ngừng của thị trường và sự xuất hiện của những yếu tố mới. Cùng với những thành công trong kiểm soát dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội từ đầu năm 2020 đến nay, hệ thống tài chính Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận, góp phần huy động, phân bổ và cung ứng nguồn tài lực cho nền kinh tế. Phần trình bày tập trung thảo luận về những xu hướng chủ đạo đó, cũng như nhận diện 04 thách thức đối với hệ thống tài chính toàn cầu và Việt Nam; từ đó kiến nghị một số giải pháp chiến lược nhằm giúp Việt Nam tận dụng được cơ hội, vượt qua thách thức, tăng khả năng chống chịu với các cú sốc và phát triển bền vững.
TS. Cấn Văn Lực – Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia phát biểu
Hội thảo được tổ chức thành 03 phiên với các chủ đề: Hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược cho Việt Nam; Công nghệ tài chính và tương lai hệ thống tiền tệ toàn cầu; Hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo, mô hình kinh doanh và luật lệ. Tại các phiên thảo luận, các đại biểu thảo luận xoay quanh các nội dung chính: (1) Vị thế của đồng đôla Mỹ và những vấn đề đối với hệ thống tài chính – tiền tệ toàn cầu hiện nay; (2) Trung tâm tài chính quốc tế, sự dịch chuyển dòng vốn quốc tế và chuỗi cung ứng, những cơ hội và thách thức cho Việt Nam; (3) Các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính trong bối cảnh chuyển đổi số và hậu đại dịch Covid-19; (4) Xu hướng phát triển của các loại tiền số, trí tuệ nhân tạo và những chiến lược đề xuất cho Việt Nam trước sự định hình lại của hệ thống tài chính – tiền tệ toàn cầu.
Diễn giả trình bày và thảo luận tại các phiên thảo luận
Ban tổ chức đã nhận được nhiều bài tham luận từ các học giả, nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, giảng viên và nghiên cứu sinh. Các bài viết được Ban tổ chức chuyển tới các nhà khoa học để cho ý kiến phản biện, trong đó gần 70 bài tham luận có đóng góp về lý luận cũng như thực tiễn cho các chủ đề trọng tâm của hội thảo và được chọn đăng trong Kỷ yếu Hội thảo tại đây.
Hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp, giúp đề xuất các chiến lược cho Việt Nam để tận dung các cơ hội mà sự định hình lại hệ thống tài chính – tiền tệ toàn cầu đang mang lại, đồng thời giảm thiểu các thách thức đi kèm.
Đại biểu chụp hình lưu niệm
Cơ quan thông tấn báo chí, đài truyền hình đưa tin:
1. Đài HTV9: bản tin buổi sáng 6h ngày 28/4 và bản tin trưa 11h30
2. Đài VTV24: bản tin trưa 11h30 ngày 27/4: Hệ thống tài chính Việt Nam đối diện rủi ro “bong bóng” tài sản
3. Đài FBNC: bản tin ngày 27/4: Kinh tế Ấn Độ có thể bị tụt hậu 20 năm vì Covid-19
4. Đài Info TV: bản tin ngày 30/04
5. Báo Sài gòn giải phóng: Sáng nay, Hội thảo “Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược cho Việt Nam”: Việt Nam thích ứng với sự thay đổi
6. Báo Sài gòn giải phóng: TPHCM đủ điều kiện cho trung tâm tài chính quốc tế
7. Báo Tuổi trẻ: Báo in ngày 28/4/2021: Trung tâm tài chính quốc tế: bây giờ hoặc không bao giờ
8. Báo Tuổi trẻ online: Trung tâm tài chính quốc tế: bây giờ hoặc không bao giờ
9. Báo điện tử Đài truyền hình Việt Nam (VTV): Hệ thống tài chính Việt Nam đối diện rủi ro “bong bóng” tài sản
10. Báo Thanh niên: Rủi ro của hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam đó là tội phạm
11. Báo Dân trí: TP.HCM không thành Trung tâm tài chính thì địa phương nào làm được?
12. Báo Người lao động: Huy động vốn quốc tế qua kênh trái phiếu Chính phủ
13. Báo Sài gòn đầu tư tài chính: Chính sách chưa bắt kịp kinh tế số, ngân hàng số…
14. Báo Sài gòn đầu tư tài chính: Muốn có trung tâm tài chính phải có chiến lược thích ứng
15. Báo Diễn đàn doanh nghiệp: 4 rủi ro, thách thức của thị trường tài chính toàn cầu thời gian tới
16. Thời báo Tài chính Việt Nam: Bàn giải pháp thích ứng với xu hướng tài chính toàn cầu
17. Báo Dân Việt: “Nếu TP.HCM không làm được trung tâm tài chính quốc tế thì không tỉnh, thành nào làm được”
18. Báo Thông tấn xã Việt Nam: Đề xuất phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế
19. Thời báo Ngân hàng: Thị trường tài chính trong “cú sốc” đại dịch Covid-19
20. Thời báo Kinh tế Sài gòn: Vốn ‘mỏng’ nhưng hệ thống tổ chức tín dụng ‘gánh’ hơn 62% tổng tài sản quốc gia
21. Báo CafeF: Huy động vốn quốc tế qua kênh trái phiếu Chính phủ
22. Báo Zing: Nguy cơ nợ xấu ngân hàng tăng
23. Báo Doanh nhân và Pháp luật: Đề xuất phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế
24. Báo Đầu tư chứng khoán: TP.HCM muốn trở thành trung tâm tài chính quốc tế, cần lộ trình trên 20 năm
25. Tạp chí điện tử Kinh doanh (Vnbusiness): Mở đường cho mảng công nghệ tài chính vươn xa.
26. Báo Sài Gòn giải phóng (báo giấy), trang 4, mục Kinh tế – Đời sống: TP.HCM đủ điều kiện cho trung tâm tài chính quốc tế.
27. Báo Kinh tế Sài Gòn online: Vốn ‘mỏng’ nhưng hệ thống tổ chức tín dụng ‘gánh’ hơn 62% tổng tài sản quốc gia.
28. Báo Tin nhanh chứng khoán: TP.HCM muốn trở thành trung tâm tài chính quốc tế, cần lộ trình trên 20 năm.
29. Báo Tài chính và Đời sống: Thị trường tài chính trong “cú sốc” đại dịch Covid-19.
30. Tạp chí Doanh nghiệp hội nhập: Những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Tin, ảnh: Phòng Marketing – Truyền thông (UEH)