Loạt bài hội thảo “Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam” trên báo Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính

Loạt bài hội thảo “Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam” trên báo Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính

Ổn định thị trường tài chính: Phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn quốc tế

07:36, 26/04/2021(ĐTTCO)-2020 là một năm đặc biệt, có lẽ là chưa từng có trong lịch sử thế giới với sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19. Hiện tượng “tiền rẻ” cộng với kỳ vọng về sự mở cửa trở lại của các nền kinh tế khi vaccine bắt đầu được tiêm rộng rãi, đã khiến cho làn sóng đầu tư và cơ cấu lại danh mục trở nên mạnh mẽ hơn. 

Vấn đề đặc khu kinh tế và trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam (phần 2)

07:34, 26/04/2021(ĐTTCO)-Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư, cho biết hiện giờ là thời cơ vàng nghìn năm để Việt Nam thành lập trung tâm tài chính quốc tế; TPHCM hay Đà Nẵng cần sớm lập đề án báo cáo Chính phủ, Bộ Chính trị [12]. Xem ra quyết tâm hình thành trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam sắp thành hiện thực với phát biểu của ông Nguyễn Chí Dũng. Vấn đề là điểm xuất phát nên bắt đầu từ đâu?

Hệ thống tài chính toàn cầu đang thay đổi (phần 2)

07:32, 26/04/2021(ĐTTCO)-Hệ thống tài chính toàn cầu đã, đang và sẽ chịu tác động không nhỏ bởi diễn biến phức tạp khó lường của dịch Covid-19, kéo theo nguy cơ bất ổn tài chính toàn cầu đang hiện hữu. Mặc dù nguy cơ bong bóng tài chính và chứng khoán toàn cầu khó xảy ra, song không thể loại trừ nguy cơ sụt giảm, đảo chiều mạnh trước khi thực sự hồi phục bền vững. 

Hệ thống tài chính toàn cầu đang thay đổi: Sự thay đổi giai đoạn 2021-2030

07:33, 20/04/2021(ĐTTCO)-Kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu đã trải qua “cú sốc bất lợi nhất trong vòng một thế kỷ” do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song cũng đang chuyển mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên số. Theo đó, hệ thống tài chính toàn cầu giai đoạn 2021-2025 đang chứng kiến nhiều xu hướng chủ đạo, đặt ra nhiều cơ hội đan xen nhưng không ít nguy cơ, thách thức.  Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu hướng toàn cầu đang thay đổi.

Vấn đề đặc khu kinh tế và trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam (phần 1)

08:32, 20/04/2021(ĐTTCO)-TPHCM và Đà Nẵng gần đây đang nghiên cứu trở thành trung tâm tài chính quốc tế. Nếu chỉ để trở thành một trung tâm tài chính “quốc tế”, theo nghĩa có các tòa nhà hiện đại trong đô thị hoặc ven biển, ắt hẳn chỉ có cần tiền. Nếu thêm một chút tham vọng phấn đấu tầm khu vực ASEAN, chỉ cần xin vài cơ chế đặc thù từ Trung ương. Nhưng liệu có thỏa mãn?

Trung tâm tài chính và tội phạm tài chính

07:33, 20/04/2021(ĐTTCO)-Thị trường tài chính, với chức năng cơ bản tạo ra kênh truyền dẫn hiệu quả để nguồn vốn lưu thông từ các nhà đầu tư đến các doanh nghiệp và tổ chức có nhu cầu sử dụng vốn, là thực thể quan trọng đóng vai trò đòn bẩy cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, từ sự phát triển của thị trường tài chính trở thành trung tâm tài chính đã trở thành mục tiêu hấp dẫn của giới tội phạm tài chính. 

Lý thuyết tiền tệ hiện đại – Thách thức hệ thống tiền tệ toàn cầu

07:33, 12/04/2021(ĐTTCO)-10 năm sau cuộc khủng hoảng 2007-2008, cả chính sách tài khóa và tiền tệ, chủ yếu ở các nước phát triển, thường sử dụng chính sách gọi là “phi truyền thống”, hay còn gọi là Lý thuyết tiền tệ hiện đại (Modern monetary theory – MMT).

Gói 1.900 tỷ USD có phục hồi nền kinh tế Mỹ?

07:31, 12/04/2021(ĐTTCO)-Đại dịch Covid buộc nhiều bang của Mỹ đã phải đóng cửa, kinh tế suy giảm trầm trọng. Ngày nay tỷ lệ thất nghiệp còn trên 6%, giảm so với đỉnh điểm trên 15%, khoảng 20 triệu người. Song số liệu nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tiếp tục gia tăng trong những tuần qua. Vậy những gói chi tiêu của chính phủ có giúp cho nền kinh tế phục hồi hay cần những gói tiếp theo quy mô nhiều hơn? 

Hệ thống tiền tệ tiếp theo như thế nào?

07:35, 05/04/2021(ĐTTCO)-Lịch sử hệ thống tiền tệ toàn cầu luôn có những thay đổi khi hệ thống hiện tại gây ra những hỗn loạn kinh tế bên trong nó. Một hệ thống tiền tệ toàn cầu có thể tồn tại lâu dài nhưng không vĩnh viễn. Theo thời gian, khi trung tâm quyền lực toàn cầu thay đổi, và khi các nút thắt và sự không hoàn hảo trong hệ thống phát triển đến mức không bền vững, dẫn đến mức độ rối loạn ngày càng tăng, một hệ thống dần dần hoặc đột ngột được sắp xếp lại hoặc thay thế thành một hệ thống khác.

Những vấn đề làm xói mòn hệ thống tiền tệ toàn cầu

07:33, 05/04/2021(ĐTTCO)-Hệ thống tiền tệ toàn cầu đang có những thay đổi từ các quốc gia bên ngoài hệ thống Petrodollar như Trung Quốc, Nga… thông qua hoạt động thương mại đa tiền tệ… Do vậy, nhìn từ lịch sử hệ thống tiền tệ toàn cầu theo thời gian được thay thế bởi một hệ thống mới nhằm giải quyết những nút thắt  kém hiệu quả của hệ thống hiện tại.

Chu kỳ giảm giá của đồng USD?

07:31, 05/04/2021(ĐTTCO)-Lỗ hổng cố hữu của hệ thống Petrodollar cũng giống như lỗ hổng cố hữu của hệ thống Bretton Woods, Mỹ phải duy trì thâm hụt thương mại dai dẳng, để cung cấp đủ USD cho việc định giá dầu và thương mại quốc tế. Điều này liệu có thể tồn tại trong nhiều thập kỷ nhưng không thể kéo dài mãi mãi. Trong bối cảnh hậu Covid, Mỹ thực hiện 4 gói kích thích tài khóa, với 3.100 tỷ USD dưới thời Trump và 1.900 tỷ USD mới đây của Biden, và sẽ còn nhiều hơn thế. 

Nguồn: Báo Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính