Tư vấn trực tuyến các chương trình học song ngành tích hợp – Ngành Bảo hiểm và Tài chính

Tư vấn trực tuyến các chương trình học song ngành tích hợp – Ngành Bảo hiểm và Tài chính

Buổi tư vấn trực tuyến chương trình đào tạo song ngành tích hợp của trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trong đó có ngành Bảo hiểm và Tài chính sẽ được thực hiện vào lúc 15g00 ngày 04/8/2021

Link tham dự: https://meet.google.com/jcj-svzx-auc

Thân mời các bạn sinh viên có quan tâm đến chương trình cùng tham dự.

Dưới đây là một số câu hỏi tham khảo thường gặp đối với chương trình song ngành Bảo hiểm và Tài chính

Triển vọng của thị trường bảo hiểm và thị trường lao động ngành bảo hiểm?

Đến nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam có gần 3 thập niên tái lập và phát triển, luôn giữ được mức tăng trưởng ấn tượng hơn 20%/năm trong liên tục nhiều năm đặc biệt trong hơn 1 thập niên gần đây bất chấp giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2009-2013 và gần đây khi đại dịch covid-19 bùng phát ảnh hưởng nặng nề đối với kinh tế & xã hội. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, năm 2020, doanh số thị trường đạt 186 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 16,5% so với năm 2019. Các DNBH đầu tư trở lại nền kinh tế hơn 430 nghìn tỷ đồng nắm giữ vị thế của một trung gian tài chính quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nửa đầu năm 2021, trong khi nhiều ngành nghề khốn khó vật lộn trong đại dịch thì doanh thu phí bảo hiểm vẫn tăng 16,2% và tái đầu tư trở lại nền kinh tế 520,5 nghìn tỷ đồng, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm trước. Hiện tại, với 73 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, trong đó, có 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm, 21 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, thị trường bảo hiểm thu hút hàng triệu lao động hoạt động rất đa dạng lĩnh vực: quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm, quản lý nghiệp vụ – kỹ thuật bảo hiểm, quản lý tài chính – đầu tư, chưa kể các doanh nghiệp trong nền kinh tế và các cá nhân rất cần người tư vấn quản trị rủi ro, tư vấn hoạch định tài chính cá nhân cũng như người cung cấp dịch vụ phụ trợ liên quan lĩnh vực bảo hiểm.

Cử nhân ngành bảo hiểm của UEH có thể đảm trách những công việc nào trong tương lai?

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhiệm công việc như sau:

Cơ quan, tổ chức (Organization)Vị trí việc làm (Position)Mô tả công việc (Job description)
Các công ty bảo hiểm gốc (phi nhân thọ, nhân thọ), công ty tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểmChuyên viêno   Chuyên viên quản trị nghiệp vụ bảo hiểm; o   Chuyên viên quản trị kinh doanh bảo hiểm; o   Chuyên viên quản lý và phân tích đầu tư tài chính; o   Chuyên viên nghiên cứu phát triển sản phẩm; o   Chuyên viên hoạch định kế hoạch tài chính và quản lý tài chính – kế toán; o   Chuyên viên tư vấn dịch vụ quản trị rủi ro và bảo hiểm cho các tổ chức và cá nhân; o   Chuyên viên đào tạo bảo hiểm.
Các định chế tài chính-ngân hàng và tổ chức dịch vụ kế toán – kiểm toán trong nước và quốc tếChuyên viênChuyên gia phân tích và hoạch định tài chính, chuyên gia quản trị rủi ro tài chính, chuyên gia phân tích và thiết lập các chương trình quản trị rủi ro, chuyên gia thiết lập các mô hình tài chính, chuyên gia quản lý và kinh doanh vốn, chuyên viên kiểm toán,…
Các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế – xã hộiChuyên viênChuyên gia phân tích, tư vấn và hoạch định chiến lược và xây dựng các chương trình bảo hiểm, quản trị rủi ro.
Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội nghề nghiệp về hoạt động bảo hiểm: Bộ Tài chính, Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, Thanh tra bảo hiểm, Sở Tài chính, Hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Hiệp hội bảo hiểmCông chức, viên chứcNghiên cứu, tư vấn chính sách bảo hiểm, quản lý chuyên môn.
Các cơ sở đào tạo: Trường Đại học, Học viện, các Trung tâm Đào tạo – Bồi dưỡngGiảng viên bảo hiểm; Chuyên viên đào tạo nghiệp vụ và quản trị bảo hiểm.Tham gia đào tạo các khóa học chuyên ngành bảo hiểm và quản trị rủi ro.
Khởi nghiệpQuản lýThành lập các công ty hoạt động trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm, cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm, giám định rủi ro, tư vấn hoạch định tài chính cá nhân,..

Chương trình song ngành bảo hiểm – tài chính được thiết kế như thế nào? Sinh viên sẽ có lợi gì khi tham gia vào chương trình này?

Trước tiên cần nhắc lại rằng hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm không đơn thuần chỉ là hoạt động thương mại hóa sản phẩm bảo hiểm, hay chỉ là hoạt hoạt động nghiệp vụ chuyên ngành. Các doanh nghiệp bảo hiểm là một trung gian tài chính nên cần quản lý sử dụng quỹ tiền tệ bảo hiểm, bảo toàn và phát triển quỹ một cách tốt nhất, một cách hiệu quả nhất. Mặt khác, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ được cung cấp trên thị trường ngày nay không chỉ đơn thuần là sản phẩm truyền thống nhằm bảo vệ rủi ro mà còn là những sản phẩm tiết kiệm và liên kết đầu tư.  Vì vậy, chương trình đào tạo cử nhân ngành bảo hiểm không đơn giản như huấn luyện một người đi bán bảo hiểm hay chỉ xử lý công việc nghiệp vụ kỹ thuật chuyên ngành mà còn cung cấp cho người học những kiến thức nền tảng về quản trị tài chính, về đầu tư nhằm có thể tham gia các mảng quản trị tài chính – đầu tư cho doanh nghiệp bảo hiểm hay tư vấn tài chính cá nhân cho nhu cầu của đông đảo người dân trong xã hội. Chính từ đặc trưng này mức độ liên thông ngành giữa chương trình đào tạo ngành bảo hiểm và ngành tài chính ở mức khá cao khoảng 73% số môn học, trong đó, khối kiến thức đại cương 100% giống nhau. Phần khác nhau gồm 12 môn học ở khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành.

Nếu tham gia vào chương trình song ngành, người học có thể hoàn tất chương trình ngành thứ nhất – bảo hiểm trong trong thời gian trung bình là 3,5 năm và chỉ cần thêm 1 học kỳ nữa tích lũy thêm 7 môn học thuộc khối kiến thức ngành, chuyên ngành của chương trình ngành tài chính là có thể được công nhận hoàn tất chương trình ngành thứ hai – tài chính. Như vậy theo đuổi chương trình song ngành bảo hiểm – tài chính, người học có thể tiết kiệm thời gian, công sức và kinh phí để có thể sở hữu 2 tấm bằng của UEH danh giá.